Tìm hiểu về khẩu độ, tốc độ màn trập, iso cùng các chế độ chụp P, AV, TV và M của máy ảnh

Khi sử dụng máy ảnh, thông thường chúng ta hay sử dụng chế độ Auto. Tức là cho máy ảnh tự động điều chỉnh hoàn toàn mọi thông số. Tuy nhiên, việc đó đôi khi cũng bất lợi vì không phải lúc nào máy ảnh cũng có thể giúp bạn thực hiện tốt được các bức ảnh trong mọi hoàn cảnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chế độ chụp sao cho chuyên nghiệp nhất.

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về các khái niệm Khẩu độ, tốc độ, ISO trong nhiếp ảnh.

Khẩu độ là gì?

Khẩu độ là độ mở của ống kính, khẩu độ của ống kính càng lớn thì ánh sáng đi vào ống kính càng nhiều, ảnh càng sáng hơn và ngược lại. Chụp ảnh với khẩu độ lớn sẽ giúp chúng ta chụp ảnh chân dung tốt hơn vì phần hậu cảnh sẽ được xóa mờ đi. Khi chụp với khẩu độ nhỏ, chúng ta sẽ có một bức ảnh nét hơn, thông thường chúng ta sử dụng khẩu độ nhỏ để chụp phong cảnh, còn khẩu độ lớn sử dụng để chụp chân dung.

Tốc độ là gì?

Tốc độ chính là tốc độ của màn chập, tốc độ chụp càng nhanh thì ánh sáng vào trong ống kính càng ít hơn, ảnh sẽ tối hơn. Tốc độ càng chậm thì ánh sáng sẽ vào ống kính nhiều hơn, tuy nhiên ảnh sẽ dễ bị nhòe hơn.

ISO là gì?

ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, mức ISO càng lớn thì lượng ánh sáng thu được càng lớn hơn, ISO càng thấp thì ảnh càng mượt mà, ISO càng cao thì hình ảnh càng xuất hiện nhiễu hạt. Thông thường khi chụp ban ngày, chúng ta nên đẩy mức ISO xuống mức thấp nhất có thể, còn chụp ban đêm thì cần đẩy ISO lên cao hơn. Để tránh bị rung tay, người ta thường mở hết khẩu độ và tăng mức ISO lên để có được tốc độ chụp an toàn không bị nhòe ảnh.

Ok, sau khi bạn hiểu được các thông số trên rồi, chúng ta sẽ bắt đầu với các chế độ chụp:

Chế độ P (Program)

Khi sử dụng P, máy ảnh sẽ thay bạn quyết định toàn bộ khẩu độ, tốc độ chụp (tương tự chế độ Auto) nhưng vẫn cho phép bạn điều chỉnh mức ISO và lựa chọn chế độ đo sáng, bù trừ sáng. Nói cách khác, sử dụng chế độ chụp P, bạn có thể điều chỉnh mọi thông số ngoại trừ độ mở ống kính và tốc độ màn trập. Chế độ P thích hợp sử dụng khi chụp sinh hoạt đời thường, ảnh kỷ niệm hay chụp động vật và tốt nhất khi bạn cần chụp ảnh nhanh mà không muốn quan tâm đến tốc độ và khẩu độ ống kính.

Chế độ Av (Aperture Priority) hay còn gọi là chế độ ưu tiên khẩu độ

Ở chế độ này, người chụp có thể tùy ý thiết lập thông số độ mở của ống kính ở một giá trị nhất định, máy ảnh sẽ tự động tính toán tốc độ phù hợp với điều kiện ánh sáng của khung cảnh. Như vậy, với chế độ này bạn có thể điều chỉnh mọi thông số trừ tốc độ màn trập. Chế độ này sử dụng khi bạn cần điều chỉnh khoảng nét giữa tiền cảnh và hậu cảnh, đặc biệt là khi chụp chân dung, macro (mở khẩu độ để tạo độ nét nông cho đối tượng nét, còn hậu cảnh mờ) hay chụp kiến trúc, phong cảnh (khép khẩu độ để tạo độ nét sâu cho tất cả khung cảnh đều nét).

Chế độ TV (Shutter Priority) hay còn gọi là chế độ ưu tiên tốc độ

Ngược lại với chế độ Av, ở chế độ Tv người chụp tự quyết định tốc độ màn trập ở một giá trị nhất định, máy ảnh sẽ tự động tính toán khẩu độ phù hợp với điều kiện ánh sáng củ khung cảnh. Với chế độ này, người dùng có thể điều chỉnh mọi thông số trừ khẩu độ màn trập. Chế độ này thích hợp khi bạn cần tốc độ cao để “bắt dính” vật thể đang chuyển động (thường sử dụng khi chụp thể thao) hoặc tốc độ chậm (để tạo các hiệu ứng thành phố về đềm, bầu trời đềm, nước chảy mềm mịn như dải lụa…)

Chế độ M (Manual – Chỉnh tay)

Với chế độ này, bạn hoàn toàn làm chủ các thông số chụp, bạn có thể điều chỉnh các thông số tốc độ, độ mở ống kính một cách động lập và máy sẽ thông báo giá trị lộ sáng bạn thiết lập đã cân bằng sáng hay chưa, thông qua thanh phơi sáng. Chế độ M thích hợp cho những ai muốn làm chủ mọi tình huống chụp, đòi hỏi người dùng phải nhanh nhạy cảm nhận tốt ánh sáng và biết cách sử dụng tốc độ, khẩu độ để tạo ra các hiệu ứng thú vị. Tuy nhiền, trong những trường hợp đòi hỏi cần chụp nhanh với nguồn sáng thay đổi liền tục, bạn không nền sử dụng chế độ M mà sử dụng các chế độ tự động để thực hiện các thao tác chụp nhanh hơn.

Trên đây là một số kiến thức quan trọng, cơ bản ban đầu cho các bạn mới làm quen với máy ảnh. Hy vọng những chia sẻ này thực sự hữu ích khi bạn đang tìm hiểu về máy ảnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *