Làm quen và Cài đặt môi trường và công cụ lập trình ngôn ngữ C++

Lập trình C++

Để làm quen với ngôn ngữ lập trình C++, trước hết xin mời các bạn xem video giới thiệu của chúng tôi đã xây dựng

Để làm việc với C++ bạn cần phải có trình soạn thảo và cài đặt môi trường để biên dịch mã. Ở đây, có một số công cụ hoàn toàn miễn phí và sử dụng phổ biến như Dev C++, Eclipse, Code::Block, Visual Studio… Các phần mềm này có sự hỗ trợ cho việc soạn thảo cũng như tạo sẵn môi trường để biên dịch mã C++.

Trong các công cụ trên là Visual Studio công cụ chuyên nghiệp và hỗ trợ tốt nhất trong việc lập trình C++, C#, VB… Tuy nhiên, Visual Studio lại có nhược điểm là ngốn quá nhiều bộ nhớ và việc khởi tạo chương trình cũng chậm (nếu bạn sử dụng cấu hình máy yếu). Dev C++ cũng được sử dụng khá phổ biến vì công cụ này chuyên dùng để lập trình C++, còn Eclipse thì chuyên về Java thì tốt hơn là C++, công cụ này cũng ngốn khá nhiều tài nguyên. Với Code::Block được nhiều chuyên gia khuyên dùng, hiện tại tôi cũng đang sử dụng công cụ này để lập trình C++, xây dựng tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi, công cụ này nhẹ, hỗ trợ rất tốt trong quá trình lập trình cơ bản.

Nếu bạn là người nghiên cứu hoặc xây dựng các ứng dụng thì nên sử dụng Visual Studio còn nếu chỉ lập trình cơ bản, xây dựng các bài toán dành cho học sinh thi học sinh giỏi thì sử dụng Code::Block là chuyên nghiệp rồi.

Để vbắt đầu với C++, chúng ta đến với chương trình Hello World:

#include <iostream>
using namespace std;
int main() {
  cout << "Hello World!";
  return 0;
}

Trong đó:

– Dòng #include <iostream> là thư viện được khai báo trong mỗi chương trình C++. Đây là môi trường nhập / xuất (input / output) dữ liệu trong C++. Ngoài ra, với các bài toán chúng ta cần quan tâm đến 2 thư viện toán học đặc biệt quan trọng là cmathalgorithm

– Dòng using namespace std là không gian tên. Nếu ko có dòng này bạn cần nhập std::cout << “Hello World!”;

– Toàn bộ chương trình chính sẽ nằm trong phần:

int main() {
  // Nội dung lệnh
  return 0;
}

     Lưu ý:

– Mọi câu lệnh trong C++ đều kết thúc bằng dấu “;”.

– Để nhập dữ liệu ta sử dụng cin, xuất dữ liệu ta sử dụng cout.

Ví dụ:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
    int a;
    cin >> a;
    cout << "a = " << a;
    return 0;
}

– Nếu bạn bỏ qua không gian tên using namespace std thì câu lệnh nhập / xuất dữ liệu sẽ cần khai báo std:

#include <iostream>
int main() {
    std::cout << "Hello World!";
    return 0;
}

– Hai câu lệnh return 0return 1 là hai giá trị trả về duy nhất của hàm main() trong C++.

Hai giá trị trả về này của hàm int main() có ý nghĩa như sau:

Chúng ta chỉ đinh return 0 để kết thúc chương trình theo cách bình thường (normal termination). Điều đó có nghĩa là kể cả chương trình có xảy ra lỗi hay không, thì C++ vẫn ngầm định là chương trình đã được kết thúc mà không có lỗi xảy ra.

Chúng ta chỉ đinh return 1 để kết thúc chương trình theo cách bất thường (abnormal termination). Điều đó có nghĩa là khi chương trình xảy ra lỗi, thì lỗi này sẽ được trả về khi kết thúc chương trình.

Trên đây là một số vấn đề về cài đặt và xác lập môi trường lập trình C++. Dù bạn tham gia thi học sinh giỏi, giảng dạy lập trình hay là sinh viên nghiên cứu về lập trình thì hãy bắt đầu bằng C++. Chúc bạn thành công./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *