Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Khái niệm

Dạy học phát hiện giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS được đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân HS chưa biết cách thức, phương tiện cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề.

Đặc điểm

Dạy học phát hiện giải quyết vấn đề có các đặc điểm sau:

− HS được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn. Vấn đề được đưa ra giải quyết cần vừa sức và gợi được nhu cầu nhận thức ở HS.

− HS không những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Nói cách khác, HS được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành

Cách thức tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Phát hiện, thâm nhập vấn đề

GV đưa HS vào tình huống có vấn đề hoặc GV có thể gợi ý HS tự tạo ra tình huống có vấn đề. Phát biểu vấn đề dưới dạng “mâu thuẫn nhận thức”, đó là mâu thuẫn giữa những cái đã biết với những cái chưa biết và HS muốn tìm tòi để giải quyết vấn đề mâu thuẫn đó.

Bước 2: Tìm giải pháp

HS đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án và lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra.

Bước 3: Trình bày giải pháp

Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Đánh giá việc thực hiện giả thuyết đặt ra đã đúng chưa, nếu đúng thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu như chưa đúng thì quay trở lại bước 2 để chọn giả thuyết khác.

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp

GV tổ chức cho HS rút ra kết luận về cách giải quyết vấn đề trong tình huống đã được đặt ra, từ đó HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng của bài học hoặc vận dụng được những kiến thức, kĩ năng trong môn học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

Định hướng sử dụng

Khi vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Tin học, cần chú ý lựa chọn các mức độ cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi chủ đề/bài học. Mức độ tham gia của HS càng nhiều thì HS sẽ càng tích cực, tuy nhiên đòi hỏi trình độ NL của HS càng cao.

Ví dụ một số mức độ của dạy học giải quyết vấn đề:

  • GV nêu và giải quyết vấn đề (thuyết trình hoặc thực hành trên máy tính).
  • GV nêu vấn đề và cho HS tham gia giải quyết vấn đề.
  • GV nêu vấn đề và gợi ý HS tìm cách giải quyết vấn đề.
  • GV cung cấp thông tin cho HS, tạo tình huống để HS phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  • HS tự phát hiện vấn đề, tự lựa chọn cách giải quyết và tự đánh giá.

Thông qua việc giải quyết vấn đề – bài toán, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức (“giải quyết vấn đề” không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành mục đích dạy học, được cụ thể hoá thành mục tiêu là phát triển NL giải quyết vấn đề, một NL có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội).

Các vấn đề đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau:

  • Phù hợp với chủ đề/bài học.
  • Phù hợp với trình độ nhận thức của
  • Gần gũi với cuộc sống thực của
  • Có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của
  • Có độ dài vừa phải.
  • Phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề có ưu thế hình thành các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung như sau: 

Phẩm chất Chăm chỉ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Trách nhiệm Tự giác đề xuất giả thuyết và lập kế hoạch để giải quyết

vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra.

Năng           lực chung Tự chủ và tự

học

Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá

về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề,

cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Bảng mô tả ưu thế của dạy học giải quyết vấn đề với việc hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh

Một số cách tạo tình huống có vấn đề

Để thực hiện dạy học phát hiện và GQVĐ, điểm xuất phát là tạo ra tình huống có vấn đề. Từ thực tiễn dạy toán ở trường phổ thông, có thể tạo ra tình huống có vấn đề bằng một số cách thông dụng như sau:

  • Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, nhờ thực hành, quan sát mẫu hoặc hoạt động thực tiễn
  • Lật ngược vấn đề.
  • Xém xét tương tự
  • Khái quát hoá
  • Đặc biệt hoá
  • Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới
  • Nêu lên một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới
  • Tìm sai lầm trong lời giải. Việc cho HS phát hiên ra sai lầm, nguyên nhân sai lầm và cách tìm sửa chữa sai lầm cũng tạo ra tình huống có vấn đề. Từ dạng toán “Tìm sai lầm trong thuật toán”, GV tạo ra tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS tìm cách giải quyết…
  • Tạo ra tình huống để HS cần phải lựa chọn kiến thức, phương pháp để giải quyết đúng và nhanh nhất nhiệm vụ đặt ra

Các cách tạo tình huống có vấn đề nêu trên cho thấy cơ hội để dạy học GQVĐ là phổ biến và cách dạy học này có khả năng được áp dụng rộng rãi./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *