Các tính năng bị loại bỏ khỏi Windows 11, Cấu hình tối thiểu cho Windows 11

hệ điều hành windows 11

Bên cạnh tung ra những tính năng mới, Windows 11 còn khai tử một số tính năng của Windows 10. “Khi nâng cấp lên Windows 11 từ Windows 10 hoặc cài đặt Windows 11, một số tính năng có thể không còn dùng được nữa hoặc bị xóa bỏ”, Microsoft tuyên bố.

Dưới đây là chi tiết những tính năng không còn sử dụng được trên Windows 11:

  • Cortana sẽ không còn được bao gồm trong trải nghiệm khởi động ban đầu hoặc được ghim vào Taskbar
  • Hình nền không còn được chuyển qua lại giữa các thiết bị khi đăng nhập bằng tài khoản Microsoft
  • Internet Explorer bị vô hiệu hóa. Microsoft Edge là giải pháp thay thế được khuyến khích sử dụng, có trang bị IE Mode
  • Math Input Panel bị gỡ bỏ. Math Recognizer sẽ cài đặt theo yêu cầu và bao gồm cả bộ nhận dạng và kiểm soát đầu vào toán học. Thay đổi này không ảnh hưởng đến phép toán trong các ứng dụng như OneNote
  • News & Interest được nâng cấp thành Widgets, bổ sung thêm một số tính năng mới.
  • Quick Status from the Lockscreen và các cài đặt liên quan bị xóa bỏ
  • S Mode chỉ còn khả dụng trên Windows 11 Home
  • Snipping Tool vẫn tiếp tục tồn tại nhưng thiets kế và chức năng cũ của phiên bản trên Windows 10 sẽ được thay thế bằng những tính năng của ứng dụng Snip & Sketch
  • Start menu có thay đổi lớn trên Windows 11 bao gồm những hạn chế và loại bỏ sau:
    • Các thư mục và nhóm đặt theo tên của ứng dụng sẽ không còn được hỗ trợ và không thể thay đổi được kích thước bố cục
    • Các ứng dụng và trang web đã ghim không được bảo toàn sau khi nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11
    • Live Tiles bị loại bỏ, thay thế bằng Widget
  • Tablet Mode bị loại bỏ
  • Các chức năng của Taskbar bị thay đổi bao gồm:
    • Nút People không còn xuất hiện trên Taskbar
    • Một số biểu tượng có thể không còn xuất hiện trong khay hệ thống (System Tray) cho các thiết bị được nâng cấp, bao gồm cả các tùy chỉnh trước đó
    • Taskbar bị khóa ở vị trí cạnh dưới màn hình, không thể đổi vị trí
    • Các ứng dụng không còn có thể tùy chỉnh không gian trên Taskbar
  • Timeline bị loại bỏ. Một số tính năng tương tự sẽ có mặt trên Microsoft Edge
  • Bàn phím cảm ứng không còn khả năng gắn và bỏ gắn bố cục bàn phím trên các màn hình có kích thước 18 inch trở lên
  • Ứng dụng Wallet bị loại bỏ
  • Các ứng dụng sau sẽ không bị xóa khi nâng cấp nhưng không còn được cài đặt trên các thiết bị mới hoặc khi cài Windows 11 từ đầu. Chúng chỉ có thể được tải về từ Microsoft Store:
    • 3D Viewer
    • OneNote for Windows 10
    • Paint 3D
    • Skype

Cấu hình tối thiểu của Windows 11

Windows 11 có thể cài được trên các máy tính đời từ 2015 trở lại đây bởi chúng đáp ứng được chuẩn UEFI và TMP 2.0. Dưới đây là cấu hình tối thiểu để cài đặt được Windows 11:

  • CPU tốc độ 1 GHz trở lên với hai lõi trên vi xử lý tương thích 64-bit hoặc System on a Chip (SoC)
  • RAM 4GB trở lên
  • Màn hình 9 inch trở lên với độ phân giải HD trở lên
  • Dung lượng ổ cứng còn trống 64GB trở lên
  • Firmware hệ thống: UEFI, có tính năng Secure Boot
  • Hỗ trợ Trusted Platform Mudule (TPM) phiên bản 2.0
  • Card đồ họa tương thích DirectX 12/WWDC 2.x
  • Với Windows 11 Home bạn cần có tài khoản Microsoft hoặc mạng internet

Cấu hình khuyến nghị của Windows 11

Microsoft không đưa ra cấu hình khuyến nghị cho Windows 11 nhưng theo Quantrimang để chạy mượt Windows 11 thì bạn cần cấu hình máy tính như sau:

  • CPU tốc độ 2 GHz trở lên
  • RAM 8GB trở lên
  • Độ phân giải màn hình 720p
  • Dung lượng ổ cứng còn trống 100GB trở lên
  • DirectX Version 12
  • Hỗ trợ TPM 2.0
  • UEFI…

Ngoài ra, Windows 11 còn có một số tính năng yêu cầu phải có phần cứng tương ứng thì mới có thể kích hoạt như kết nối 5G, Auto HDR, Bit Locker go Go, Client Hyper-V.

Windows 11 không thực sự cần TPM 2.0

Trên trang giới thiệu về Windows 11, gã khổng lồ phần mềm tuyên bố cấu hình tối thiểu để chạy Windows 11 là phải có TPM (Trusted Platform Module) 2.0. Phiên bản mới TPM này vừa được ra mắt nên hầu như các máy tính ra mắt trước năm 2017 sẽ không có.

Tuy nhiên, trên trang nội bộ của mình, Micrososft lại chia cấu hình tối thiểu để cài đặt Windows 11 ra làm 2 tầng là Hard Floor và Soft Floor. Những thiết bị không đáp ứng Hard Floor sẽ không thể cài đặt, cập nhật lên Windows 11. Trong khi đó, những máy tính không đáp ứng Soft Floor sẽ nhận được khuyến cáo không nên cài đặt, cập nhật nhưng vẫn có thể cài đặt, cập nhật bình thường.

Trong phần Hard Floor, yêu cầu để cài đặt được Windows 11 chỉ là có tính năng TMP 1.2 kết hợp với SecureBootCapable mà thôi. Yêu cầu TPM 2.0 nằm trong phần Soft Floor.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *