Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực

Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn về phương pháp dạy học tích cực. Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng trong giai đoạn hiện nay, được trích dẫn từ tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung này.

Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?

PPDH tích cực (Active Teaching and Learning) hướng tới tích cực hóa hoạt động nhận thức người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của người học chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực của người dạy. Với PPDH tích cực, người dạy đóng vai trò chủ đạo – người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Như vậy, khi nói tới PPDH tích cực, thực tế là nói tới nhóm PPDH mà ở đó HS có cơ hội được tương tác với chủ đề bài học, cùng tạo ra kiến thức. Theo đó, trong quá trình dạy học cần kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, tính tự lực và sáng tạo trong học tập của HS. PPDH tích cực cần thể hiện được sự phản ánh quá trình hoạt động nhận thức của HS nhằm đạt được mục đích đã đề ra, trong đó GV tổ chức cho HS hoạt động theo hướng tích cực, giúp họ tự giác tiếp nhận kiến thức, hình thành kĩ năng, phát triển năng lực.

Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực tạo điều kiện cho HS phát huy được khả năng tư duy, đòi hỏi các em suy nghĩ, tìm tòi phát huy trí lực mức cao nhất, bộc lộ được tiềm năng của người học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, có thể nêu ra 4 dấu hiệu đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực.

– Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh;

– Dạy học chú trọng hứng thú người học, rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu;

– Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác;

– Kết hợp đánh giá của thầy với sự tự đánh giá của trò.

So sánh phương pháp dạy học tích cực với các phương pháp dạy học khác

PPDH tích cực có nội hàm là nhấn mạnh đến hoạt động học của người học như vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của họ trong quá trình dạy học, khác với dạy học truyền thống là chỉ nhấn mạnh đến quá trình truyền thụ của người dạy.

So sánh Dạy học truyền thống và Dạy học tích cực

So sánh Dạy học truyền thống và Dạy học tích cực

Phân loại phương pháp dạy học tích cực

Phân loại PPDH tích cực nói riêng hay PPDH nói chung là dựa trên cơ sở xác định mục đích, chức năng, nội dung thực hiện các biện pháp tác động đến đối tượng dạy và học để định danh cho nó. Sau đó, quy các phương pháp gần nhau vào một nhóm phương pháp, dựa trên các tiêu chí nhất định.

Giá trị của việc phân loại PPDH tích cực ở chỗ: giúp người dạy và người học định danh và lựa chọn được nó trong hệ thống phương pháp hiện có. Ngoài ra, việc phân loại PPDH tích cực còn phản ánh yêu cầu của xã hội và xu thế phát triển của dạy học ngày nay.

Với quan niệm về xu thế phát triển của dạy học hiện đại, từ trước tới nay, trong lí luận dạy học xuất hiện nhiều PPDH theo hướng dạy học tích cực. Có thể sắp xếp PPDH dựa trên 4 tầng bậc của PPDH đã nêu ở trên: Tầng phương pháp luận; tầng lí luận, tầng biện pháp kĩ thuật và tầng nghệ thuật.

Phân loại phương pháp dạy học tích cực

Phân loại phương pháp dạy học tích cực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *