So sánh hai Cuộc thi thiết kế bài giảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

hai cuộc thi thiết kế bài giảng

Sau 5 năm Bộ Giáo dục và Đào tạo lại một lần nữa tổ chức Cuộc thi thiết kế bài giảng. Lần này có khác với năm 2016 là có thêm kiểu bài giảng video – đây là kiểu bài giảng phổ biến nhất, thịnh hành nhất trong giai đoạn hiện nay, đơn giản là nó chạy được trên tất cả các nền tảng từ mạng xã hội cho đến website. Trong bài viết này chúng tôi xin điểm lại một số thông tin về Cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cách đây 5 năm (năm 2016) để các bạn có thể so sánh với Cuộc thi năm nay nhé.

Cuộc thi thiết kế Bài giảng e-Learning năm 2016

Từ ngày phát động cuộc thi, đến hết ngày 31/11/2016, Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 12.216 bài dự thi của Thầy Cô cả nước gửi về. Trong đó:

+ Số bài thuộc chủ đề Dư địa chí là 2.812 bài (từ 38 Tỉnh/Thành gửi bài tham gia).

+ Số bài thuộc chủ đề các Môn học là 9.404 bài (từ 43 Tỉnh/Thành gửi bài tham gia).

Kết quả: Hơn 4.000 bài giảng đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật và nội dung được lựa chọn đưa vào kho bài giảng e-Learning của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, có 800 bài giảng lọt vào vòng Chung khảo của Cuộc thi.

Các bài giảng đạt giải bao gồm:

– Chủ đề môn học: Giải nhất (7 bài giảng); Giải nhì (18 bài giảng); Giải ba (30 bài giảng); Giải KK (50 bài giảng).

– Chủ đề dư địa chí: Giải nhất (3 bài giảng); Giải nhì (10 bài giảng); Giải ba (20 bài giảng); Giải KK (30 bài giảng).

Một số hình ảnh về buổi Lễ Tổng kết chúng tôi đã ghi lại:

Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021

Chỉ sau 1 tháng phát động, từ ngày 5/10 đến ngày 5/11/2021, BTC Cuộc thi đã tiếp nhận 41,670 bài giảng, trong đó có 26,374 bài giảng e-learning và 15,296 video bài giảng. Nhiều nhất là các bài giảng của các giáo viên khối lớp 6 với 7,255 bài, lớp 2 với 4,341 bài và lớp 1 với 3,950 bài. Số bài giảng thuộc chương trình sách giáo khoa mới chiếm tỷ lệ 37% tổng số bài dự thi.

Qua con số thống kê trên đã cho chúng ta thấy số lượng, quy mô bài giảng năm nay đã vượt xa so với năm 2016. Việc để lọt vào vòng “gửi xe” (Các bài giảng đảm bảo đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật và nội dung) cũng sẽ là một cuộc đua khó khăn.

Cũng qua con số thống kê trên cho thấy số lượng các thầy, cô giáo lựa chọn kiểu bài giảng e-Learning cũng vượt trội (đúng theo với dự đoán ban đầu của tôi). Đơn giản là trong những năm qua các thầy, cô giáo đã quá quen thuộc với việc thiết kế loại bài giảng này và trên cơ sở kiểu bài giảng e-Learning lại có thêm phần tương tác cho học sinh với phần bài tập thi trắc nghiệm (dù là chả có ai kiểm soát được có bao nhiêu học sinh thi và số điểm của mỗi học sinh vào học như thế nào).

Dù kết quả có như thế nào thì đây cũng là một Cuộc thi lớn, một cuộc thi với sự góp mặt của đông đảo các thầy / cô giáo tham gia. Đóng góp tích cực cho công cuộc số hóa của ngành giáo dục nước nhà. Từ cuộc thi này, các thầy / cô giáo tham gia cũng phát triển thêm được những kỹ năng quan trọng về công nghệ thông tin. Xem các chia sẻ của quý thầy / cô trên mạng xã hội cũng đã cho thấy sự tâm huyết, gian nan, vất vả như thế nào khi thiết kế hoàn chỉnh được một bài giảng điện tử. 

Theo quan điểm của tôi, để có thể đạt giải bài giảng cần hội tụ được các yếu tố:

1. Con người: Bài giảng điện tử đòi hỏi sự chính xác về mặt nội dung (dạy trên lớp các thầy/cô giáo có thể nói nhầm, có thể nói lại. Ở đây thì không…). Bài giảng cần có sự truyền đạt tốt, khả năng “diễn xuất” như MC, lôi cuốn người học và nhiều yếu tố khác.

2. Thiết kế bố cục nội dung bài giảng: Đây là yếu tố quan trọng, cùng là một bài giảng nếu cách dẫn dắt nội dung lôi cuốn, thu hút người học sẽ là một điểm cộng. 

2. Chất lượng hình ảnh, âm thanh: Bài giảng không có những âm thanh tạp, lời nói nghe rõ ràng mạch lạc; cần có các thiết bị tốt để thu âm, ghi hình. Việc sử dụng nền xanh để cắt ghép video là một bài toán khó, thiết bị không tốt sẽ rất khó có thể xóa phông một cách hoàn hảo, chưa kể đến việc xóa phông có thể làm mờ, nhòe hình ảnh… 

3. Thiết kế: Đây rõ ràng là một “Cuộc thi Thiết kế”. Chính vì vậy, thiết kế tốt sẽ là một ưu thế cho cuộc thi, chúng ta cũng cần phải thừa nhận rằng: thiết kế đẹp sẽ lôi cuốn và thu hút người học rất mạnh mẽ. Nếu bạn xem lại thiết kế của mình, xem đi xem lại không thấy chán… khi đó bạn thành công rồi đó (dù chả biết có được cái giải gì hay không).

…………..

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *