Ảnh sưu tầm từ NgocLong Photography (Canon 5D mark III, lens 85mm)
Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về chụp ảnh trong thời gian qua. Vấn đề đặt ra khi bạn cầm máy ảnh là: Bạn sẽ cần phải học những kỹ thuật gì và thiết lập những thông số chụp như thế nào cho chuẩn khi chụp hình?
Ảnh sưu tầm từ NgocLong Photography (Canon 5D mark III, lens 85mm)
Trước hết, về kỹ thuật chụp ảnh bạn cần phải thiết lập được các thông số về điều chỉnh sáng tối, cụ thể là thiết lập khẩu độ, tốc độ màn trập và iso.
– Về khẩu độ: Tùy loại lens, lens càng đắt tiền thì khẩu độ càng lớn (bạn cần lưu ý rằng: thông số càng nhỏ nghĩa là khẩu độ càng lớn nhé). Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng vào cảm biến càng nhiều, độ sâu trường ảnh tốt sẽ cho phép bạn chụp xóa phông cực tốt. Ngược lại khi bạn khép khẩu thì ánh sáng vào ít hơn và độ sâu trường ảnh nhỏ hơn, cách này không phải để chụp xóa phông.
– Về tốc độ màn trập: Tốc độ màn trập càng nhanh thì việc bạn cầm máy ảnh chụp sẽ không bị rung đồng nghĩa với việc ảnh không bị nhòe. Những bức ảnh bị nhòe là do tốc độ màn trập bạn đã để thấp, tay rung sẽ gây ra sự cố này, chính vì vậy việc thiết lập tốc độ càng nhanh thì bạn chụp lấy nét càng tốt và hạn chế được bức ảnh bạn chụp không bị nhòe hay mất nét.
– Về iso: Đơn giản là độ nhạy sáng của máy ảnh, iso càng thấp thì bức ảnh càng sắc nét, iso càng cao thì bức ảnh càng nhiều nhiễu hạt… Vì vậy, khi chụp ảnh bạn cố gắng để mức iso thấp nhất có thể để bức ảnh vừa đủ độ sáng, khi đó bạn sẽ có được bức hình hoàn hảo.
Ảnh sưu tầm từ Pexels
Nói ra đơn giản như vậy, nhưng khi thực hành thì khi bạn chụp nhiều rồi mới biết được cách chỉnh 3 thông số này. Tôi ít khi dùng chế độ M vì việc điều chỉnh sẽ bị lâu, chế độ tôi thường xuyên chụp là AV, đây là chế độ máy tự điều chỉnh tốc độ màn trập, còn người dùng điều chỉnh iso và khẩu độ. Tuy nhiên, ở chế độ này nếu thiếu sáng mà bạn để iso cao, ảnh bạn chụp rất dễ bị nhòe…
Ai cũng biết là khi chụp tốc độ nhanh thì chọn TV, chụp đẹp thì chọn AV, còn không muốn điều chỉnh gì thì cứ chế độ A+ (là chế độ tự động hoàn toàn)… Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như bạn nghĩ…
Để chụp đẹp với những máy ảnh chuyên nghiệp, bạn cần phải có sự cảm nhận ánh sáng tốt. Bắt đầu là phải xác định nguồn sáng chiếu từ đâu đến, tiếp đó là dự kiến cho các thông số iso, khẩu độ, tốc độ màn trập tùy theo tình huống. Nói đến đây, bạn sẽ cảm thấy hơi loằng ngoằng chả biết đâu mà lần.
Ảnh sưu tầm từ NgocLong Photography (Canon 5D mark III, lens 85mm)
Theo kinh nghiệm của tôi thì khi chụp ở ánh sáng tốt, tôi để iso với thông số thấp nhất (với máy crop thì là 100 là nhỏ nhất, còn full frame thì có thể là 50). Khi tối hơn sẽ tăng iso lên 200, trong nhà hoặc bóng râm sẽ tăng lên 400… Nhưng đó là những tình huống bất đắc dĩ mới phải tăng iso lên. Với các loại máy crop thì khi chụp với ánh sáng không tốt thì đây thực sự là điều bất lợi. Về điểm này, máy full frame tỏ ra sự khác biệt hơn hẳn vì khi tăng iso lên ở mức khá cao bức ảnh bạn chụp có thể vẫn sắc nét – Đây cũng là lợi thế hơn hẳn khi bạn sử dụng Full Frame.
Ảnh chụp từ Canon 750D lens Sigma 17-50mm
Về khẩu độ, nếu chụp chân dung thì cách chụp xóa phông là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, để chụp xóa phông tốt, bạn điều chỉnh khẩu độ ở mức cao nhất có thể (chẳng hạn như với lens for Sigma 17-50mm thì tôi sẽ Zoom lên hết cỡ là 50mm), đề nghị mẫu đứng càng xa phông càng tốt, đứng càng xa, phông sẽ càng mờ và boked cũng đẹp hơn nhiều. Ngược lại với chụp ảnh phong cảnh hoặc chụp tập thể đông người, bạn cần điều chỉnh khẩu độ càng nhỏ càng tốt, khi đó mọi thứ đều sắc nét chứ không chỉ riêng điểm lấy nét…
Ảnh chụp từ Canon 750D lens Sigma 17-50mm
Về tốc độ màn trập, tốc độ màn trập càng nhanh thì bạn cầm tay chụp Ok, ngược lại chắc chắn ảnh của bạn sẽ bị nhòe, khi đó bạn cần phải sử dụng chân máy để giữ cho máy khỏi bị rung. Nếu ánh sáng tốt, bạn chỉ cần để chế độ AV chụp là Ok vì khi đó bạn chỉ cần điều chỉnh hai thông số là khẩu độ và iso. Còn với ánh sáng yếu, bạn nên để chế độ M chụp và điều chỉnh tốc độ, iso làm sao cho phù hợp là được.
Trong thực tế thời gian qua, ít khi tôi sử dụng chế độ M, toàn chụp AV là chính vì chụp sự kiện không có nhiều thời gian để điều chỉnh đủ 3 thông số. Thông thường, khi đến điểm chụp, việc đầu tiên tôi cần phải xác định nguồn sáng từ đâu chiếu vào, cảm nhận mức ánh sáng để đặt iso làm sao cho phù hợp, nếu chụp chân dung thì mở khẩu hết cỡ, còn chụp tập thể hay phong cảnh thì khép khẩu lại… đơn giản như vậy thôi.
Ảnh chụp từ Canon 750D lens Sigma 17-50mm
Vấn đề thứ hai cũng không đơn giản đó là việc lấy nét, mất nét là một tai nạn khi chụp ảnh. Vậy bạn sẽ lấy nét như thế nào? Khi cầm máy ảnh lên bạn nhấn nhẹ vào nút chụp để lấy nét, thường chúng ta lấy nét vào đôi mắt của mẫu sau khi lấy nét chuẩn rồi bạn khóa nét lại và di chuyển máy chọn bố cục và nhấn chụp. Chụp nhiều sẽ có kinh nghiệm thôi, không khó đâu 🙂
Ảnh chụp từ Canon 750D lens Sigma 17-50mm
Ngoài hai yếu tố về điều chỉnh sáng tối và lấy nét cho bức ảnh, các máy ảnh còn cho phép bạn điều chỉnh Picture Style. Tuy nhiên, tôi ít quan tâm đến vấn đề này vì tôi toàn để ảnh RAW và sau khi chụp xong đưa vào máy tính xử lý hậu kỳ, kể cả là chụp ảnh theo kiểu “mì ăn liền” thì ít nhất cũng chỉnh sơ bộ qua lightroom.
Ảnh chụp từ Canon 750D lens Sigma 17-50mm
Vấn đề cuối cùng quyết định bức ảnh có đẹp hay không đó là việc lựa chọn bố cục. Bạn nên đọc một số bài viết trên website của tôi về cách chọn bố cục đẹp cho các thể loại chụp chân dung hoặc phong cảnh… Đây cũng là kinh nghiệm là chính, còn tất nhiên sau khi chụp xong bạn hoàn toàn có thể dùng Photoshop xử lý hậu kỳ cắt ảnh sao cho bố cục đẹp nhất. Tuy nhiên, nếu một bức ảnh sau khi chụp xong mà không phải cắt xén gì mới là bức ảnh đẹp và hoàn hảo nhất 🙂
Ảnh chụp từ Canon 750D lens Sigma 17-50mm
Trên đây cũng là những kinh nghiệm tôi xin chia sẻ với các bạn về việc chụp ảnh. Nếu bạn thực sự đam mê, thích thú với những bức ảnh mình chụp thì cũng nhanh thôi bạn hoàn toàn có thể trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây là hữu ích đối với bạn, chúc bạn thành công./.