5 sai lầm người chụp ảnh phong cảnh thường mắc phải

chụp ảnh xóa phông

Đây là những sưu tầm hay về những sai lầm trong quá trình chụp ảnh phong cảnh. Bài học này sẽ giúp cho những người yêu thích chụp ảnh phong cảnh cũng như các nhiếp ảnh gia cần rút kinh nghiệm để có được những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Sai lầm thứ nhất: Lưu file ảnh dưới đuôi .jpg chứ không phải file RAW

Đây có lẽ là sai lầm khá phổ biến, vì những bức ảnh đôi khi chỉ là những khoảnh khắc, bạn khó có thể tự tin với bức ảnh đầy đủ ánh sáng và hội tụ đầy đủ các yếu tố để có một bức ảnh đẹp. Lưu dạng File RAW bạn hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề về ánh sáng cũng như các chi tiết trong bức ảnh đã chụp.

Sai lầm thứ hai: Không quan tâm đến ánh sáng

Đây là vấn đề của chụp ảnh, vì bức ảnh của bạn đẹp hay không phụ thuộc vào nguồn sáng. Chính vì vậy bạn cần phải học cách chọn thời gian chụp, địa điểm chụp, góc chụp để ánh sáng đẹp nhất. Với những người chụp phong cảnh, không thể bỏ qua giờ vàng là bình minh và hoàng hôn.

Sai lầm thứ ba: Nhiều người nghĩ rằng các thiết bị đắt tiền sẽ đem lại hình ảnh đẹp hơn

Những thiết bị tốt sẽ đem lại cho bạn chất lượng hình ảnh tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chụp ảnh đẹp, cho dù bạn có thiết bị đắt tiền, tốt nhất nhưng bạn không nắm vững cách setup hình ảnh, các kỹ thuật nhiếp ảnh cũng như các kỹ thuật chụp ảnh… thì chiếc máy ảnh chuyên nghiệp đắt tiền của bạn còn có những hình ảnh không đẹp bằng hình ảnh chụp từ chiếc điện thoại di động. Ngoài ra, trong nhiếp ảnh còn thêm một yếu tố nữa mang ý nghĩa quyết định cho một bức ảnh đẹp đó là những ý tưởng cho một bức ảnh chụp “Không có gì tồi tệ hơn một bức ảnh sắc nét sinh ra từ một ý tưởng mờ nhạt” (Ansel Adams). 

Sai lầm thứ tư: Chụp chủ đề nhưng không biết cách truyền tải

“Nhiếp ảnh phong cảnh là bài kiểm tra cao nhất dành cho một nhiếp ảnh gia – và thường mang về sự thất vọng lớn nhất.” (Ansel Adams). Rất nhiều người thấy chủ đề hay nhưng không biết cách chọn góc chụp đẹp để truyền tải lại cảm xúc cho người xem. Việc học cách bố cục, xử lý màu sắc sẽ khiến ảnh bạn thay đổi lớn về chất lượng.

Sai lầm thứ năm: Không hiểu một bức ảnh chất lượng là như thế nào

Khi bạn mới học nhiếp ảnh, với bạn hầu như ai cũng là người chụp giỏi: một người review máy ảnh, người bán máy ảnh, hay một ai đó có tấm ảnh hơn 100 like trên Facebook… Sự thật không phải như vậy. Bạn hãy quan tâm đến những bức ảnh có hồn, có câu chuyện để kể – Đó mới là những bức ảnh đẹp./.